Liều dùng sử dụng Glutathione trong điều trị như thế nào?

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top

    Tùy vào mục đích điều trị, tuổi tác, giới tính và tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ quy định liều sử dụng Glutathione cụ thể cho từng bệnh nhân.

    Dưới đây là một số chỉ định dùng Glutathione qua đường uống phổ biến, các bạn có thể tham khảo:

    Sử dụng Glutathione để cải thiện làn da

    Trường hợp này, nếu dùng đơn trị (tức chỉ sử dụng Glutathione, không bổ sung tinh chất khác) thì liều cần thiết là 1000 – 2000mg Glutathione/ngày trong 3 tháng đầu, sau đó giảm xuống 500mg/ngày.

    Chú ý: Không uống quá 2000mg/ngày.

    Sử dụng Glutathione hỗ trợ điều trị ung thư

    Mục đích dùng Glutathione trong điều trị ung thư đó là giảm bớt các tác dụng phụ của hóa chất xạ trị với liều lượng là 1000mg/ngày.

    Còn để chống suy kiệt cho người bệnh bị ung thư thì liều dùng là 500-1000mg/ngày.

    Sử dụng Glutathione hỗ trợ điều trị bệnh gan

    • Đối với trường hợp phục hồi chức năng gan thì nên dùng 1000mg/ngày, còn trường hợp bị gan siêu vi nên dùng 500mg/ngày.
    • Riêng trường hợp bị xơ gan hoặc suy gan nên dùng 500-1000mg/ngày.

    Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa công dụng của Glutathione, mọi người cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc kéo dài uống bởi điều này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

    Tác dụng phụ của Glutathione có thể bạn chưa biết

    Nếu bổ sung Glutathione một cách tự nhiên qua chế độ ăn uống hàng ngày thì thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tăng cường Glutathione bằng dạng hít hoặc tiêm có thể khiến cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường sau:

    • Đầy hơi.
    • Chuột rút cơ bụng.
    • Khó thở do co thắt phế quản, kích thích cơn hen suyễn.
    • Nổi mẩn đỏ, ngứa và kích ứng tại chỗ tiêm.
    • Giảm mức kẽm nếu uống lâu dài.

    Liều dùng Glutathione để làm trắng da (đường uống)

    Trong 3 tháng đầu, bạn có thể uống khoảng 1000mg-2000mg Glutathione, sau đó giảm xuống còn 500mg mỗi ngày.

    Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, không nên uống quá 2000mg Glutathione mỗi ngày và không nên sử dụng chúng trong thời gian dài, bởi vì nó có thể gây ra ngộ độc và gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.

    Liều dùng Glutathione để hỗ trợ điều trị ung thư (đường uống)

    Nhằm hỗ trợ cho việc điều trị ung thư, người bệnh có thể bổ sung Glutathione để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác dụng phụ nguy hiểm của quá trình hóa trị liệu. Glutathione có thể uống trước khi xạ trị:

    • Uống 1000mg Glutathione mỗi ngày giúp bảo vệ các tế bào thận, tế bào thần kinh khỏi các tác dụng độc hại của hóa trị liệu (Oxaliplatin, Cisplatin, Cyclophosphamide, 5.FU,…)
    • Uống 500-1000mg/ngày giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe, chống suy kiệt cho các bệnh nhân ung thư.

    Liều dùng Glutathione để hỗ trợ điều trị bệnh gan (đường uống)

    Bởi vì Glutathione có công dụng hiệu quả trong việc phục hồi chức năng gan nên bạn có thể bổ sung khoảng 1000mg Glutathione mỗi ngày để các tế bào gan được bảo vệ và tránh tổn thương hoại tử do các gốc tự do peroxy trong viêm gan do nhiễm độc.

    Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh viêm gan siêu vi thì bạn nên uống khoảng 500mg mỗi ngày cho tới khi hồi phục.

    Những bệnh nhân bị xơ gan hoặc suy gan nên uống 500-1000mg/ngày để giúp gan thải độc tố ra ngoài cơ thể.

    Ngoài ra còn có rất nhiều bệnh lý khác có thể được hỗ trợ điều trị bằng việc sử dụng Glutathione, bao gồm bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, Alzheimer, HIV, tổn thương não do chấn thương. Mỗi một loại bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng Glutathione phù hợp nhất.

    Tác dụng phụ của Glutathione

    Đầy hơi là một trong những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Glutathione.

    Một chế độ ăn dinh dưỡng với các thực phẩm giàu Glutathione không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bổ sung được Glutathione.

    Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem nó có phù hợp với mình hay không. Khi sử dụng Glutathione, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:

    • Chuột rút cơ bụng
    • Bụng đầy hơi
    • Khó thở do co thắt phế quản
    • Phản ứng dị ứng, chẳng hạn như phát ban.

    Nếu xảy ra bất cứ triệu chứng gì được liệt kê bên trên, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng Glutathione cho phù hợp.

    Những điều cần lưu ý trước khi dùng Glutathione

    Trước khi dùng Glutathione, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang trong các tình trạng sau:

    • Đang mang thai hoặc cho con bú
    • Đang sử dụng các loại thuốc khác
    • Bị dị ứng với bất kỳ chất nào trong Glutathione hoặc các loại thuốc, thảo mộc khác
    • Đang có các tình trạng y tế khác
    • Bạn bị dị ứng với các loại thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm, hoặc động vật.

    Glutathione được cho là an toàn đối với hầu hết người lớn khi sử dụng qua các đường uống, dạng hít, tiêm cơ hoặc tiêm tĩnh mạch.

    Tuy nhiên những trường hợp sau cần lưu ý:

    • Bệnh suyễn: Không nên hít Glutathione để tránh làm tăng các triệu chứng hen.
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

    Người sử dụng cũng nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra trước khi sử dụng Glutathione. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

    ĐẶT HÀNG NGAY