Dầu nóng xanh Mai Hương

220.000 

Trong dầu gió có thành phần chủ yếu là các tinh dầu. Thông thường trong công thức thường chứa tinh dầu bạc hà và các thành phần phụ tùy thuộc công thức riêng của mỗi nhà sản xuất.

Có rất nhiều công thức làm dầu gió được xem là bí mật thương mại. Hoặc đó có thể là công thức gia truyền nhiều đời. Dầu nóng xanh Mai Hương là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CNLViệt Nam, phân phối bởi Công ty CP PTTM An Phúc.

Mô tả sản phẩm

  • Cảm ho, nhức đầu, trúng gió, đau bụng, sổ mũi, nghẹt mũi, say sóng khi đi tàu xe, côn trùng đốt.
  • Mùi dễ chịu, chai nhỏ gọn dễ mang theo khi đi du lịch công tác
  • Thích hợp làm quà tặng người thân, ông/ bà và bạn bè, đối tác

Thành phần

  • Menthol, tinh dầu bạc hà, methyl salicylat, Essence de Rose, chlorophyll,…
  • Nhóm: Dầu Xoa, Cao Xoa
  • Sản xuất tại Việt Nam

Chỉ định của Dầu Gió

Dầu Gió được sử dụng trong nhiều trường hợp như sau:

  • Người có các biểu hiện của chứng cảm cúm, bị nghẹt mũi, sổ mũi…
  • Người bị đau đầu, chóng mặt,…
  • Người bị đau bụng do lạnh, đau bụng kinh, say tàu xe.
  • Người bị côn trùng cắn như kiến cắn, muỗi đốt, ong đốt…

Liều dùng

  • Lấy một lượng Dầu Gió vừa đủ, xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cần điều trị để tinh dầu ngấm vào da và gây tác dụng. Dùng sản phẩm để xoa bóp khoảng 3-5 lần mỗi ngày.

Cách dùng

  • Dầu gió chỉ dùng để xoa bóp lên vùng bị đau, sản phẩm dùng ngoài da không được uống hoặc dùng ở bất kỳ đường dùng nào khác.
  • Trường hợp đau đầu, đau lưng: Xoa trực tiếp lên vùng trán, thái dương, kết hợp đấm bóp, các vùng cơ lưng, gáy, vai bị nhức mỏi hoặc đau.
  • Trường hợp ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm: Nhỏ từ 3 – 4 giọt vào cốc nước đun sôi, rồi đem xông để đổ mồ hôi.
  • Trường hợp côn trùng cắn: Lấy 1 lượng dầu vừa đủ ra ngón tay, xoa lên vùng côn trùng cắn.

Chống chỉ định

  • Trẻ em dưới 3 tuổi không sử dụng Dầu Gió Trường Sơn 2,5ml do trong thành phần của sản phẩm có chứa nhiều tinh dầu Bạc Hà, dễ gây ra hiện tượng ức chế hô hấp, tuần hoàn ở trẻ nhỏ.
  • Không dùng cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Ai không nên dùng dầu gió?

  • Không dùng dầu giócho trẻ < 24 tháng tuổi. Hoặc dùng cho các đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Lưu ý, tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ. Vì có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ.
  • Với các đối tượng bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao cũng không nên dùng.
  • Các trường hợp bị suy nhược, vừa ốm dậy hoặc bị táo bón, tăng huyết áp cần đưa bệnh nhân gặp bác sĩ để thăm khám ngay thay vì cho dùng dầu gió.

Dùng dầu gió sao cho đúng

Đối với trẻ > 2 tuổi, khi dùng dầu gió phải có người lớn bên cạnh và theo dõi:

  • Đầu tiên, trước khi bôi dầu, cần phải rửa sạch và lau khô tay cũng như vùng da bị đau.
  • Tiếp đó, dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu thích hợp với trường hợp cần dùng.
  • Sau đó, bôi dầu lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức hoặc thoa lên vết côn trùng cắn đốt.
  • Trường hợp bị đau bụng do lạnh hoặc khó tiêu: Có thể bôi dầu vào vùng quanh rốn.

Người bệnh nhức đầu: Lấy một lượng nhỏ lên ngón trỏ và bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn và ấn bằng ngón tay trỏ để góp phần làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.

Một số điều cần lưu ý khác:

  • Chỉ có thể dùng dầu gió ngoài da, tuyệt đối không được uống vì rất dễ bị ngộ độc.
  • Ngoài ra, chỉ bôi dầu gió ở những điểm đau, vùng đau, vùng cạo gió.
  • Lưu ý không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt hoặc bôi dầu lên các vết thương hở, vùng da trầy xước.
  • Không dùng nhiều > 3 – 4 lần/ ngày.
  • Nên ngừng dùng dầu gió ngay khi cơn đau, sự mệt mỏi đã chấm dứt.
  • Với các đối tượng hay bị dị ứng, người có bệnh mạn tính muốn dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.

Dầu gió – Những tác dụng tuyệt vời có thể nhiều người chưa biết

Ngoài các tác dụng thông thường như bôi muỗi cắn, đau bụng, trúng gió… dầu gió còn vô vàn những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ mà không phải ai cũng biết.

Hỗ trợ giấc ngủ sâu, chống mất ngủ , thư giãn toàn cơ thể

Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, bạn có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Cách này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Với những người dễ bị mất ngủ, hiệu quả có thể cảm nhận thấy rõ ràng hơn.

Xoa dịu sự đau đớn

Khi bạn có các triệu chứng đau đớn trong cơ thể như viêm do nhiệt, đau bụng, đau phần mềm, nhức mỏi, có thể bôi một chút dầu gió vào vùng bị đau, ví dụ bôi vào rốn để làm ấm bụng, giảm đau bụng.

Khi gặp gió lạnh, trong cơ thể tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ đều có thể bôi dầu gió để cải thiện tình hình.

Phòng tránh đột quỵ nhiệt

Vào những ngày trời nắng nóng, những người phải làm việc ngoài trời, thường xuyên cảm thấy có nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ nhiệt. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự trợ giúp và bảo vệ của dầu gió.

Dầu gió có tác dụng phòng ngừa đột quỵ nhiệt rất hiệu quả. Trước khi bạn có kế hoạch đi ra ngoài trời nắng, bạn có thể bôi chút dầu gió lên phần nhân trung (điểm giao giữa mũi và môi), không chỉ có tác dụng làm bạn tỉnh táo, mà còn có thể phòng ngừa nếu chẳng may xuất hiện triệu chứng sốc nhiệt.

Phòng chống muỗi

Nhiều người chỉ dùng dầu gió với mục đích bôi vào nốt muỗi đã đốt mà chưa biết cách dùng để phòng chống muỗi.

Có một cách phòng muỗi đốt bạn nên thử ngay, đó là khi tắm với nước ấm nhiệt độ khoảng 36-37 độ C, nhỏ một vài giọt dầu gió vào nước rồi tắm, không chỉ có mùi dễ chịu mà còn có tác dụng đuổi muỗi tốt.

Bên cạnh đó, nơi nào trong nhà bạn là “cửa ngõ” để muỗi bay vào phòng thì cũng nên nhỏ vài giọt dầu gió vào đó để “chắn đường”, muỗi sẽ không dám bay qua vùng có mùi tinh dầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt điện, khi bật quạt gió sẽ thổi ra mùi tinh dầu, hạn chế muỗi đốt.

Chữa đau họng

Khi bị đau họng, giọng khàn, cổ họng ngứa ngáy khó chịu, lại chưa đến mức phải đi khám bác sĩ, thì giọt dầu gió có thể giúp ích cho bạn.

Ngay khi bắt đầu cảm thấy ngứa họng rát cổ, cần bôi dầu gió và dùng bàn tay xoa nhẹ cho đến khi cổ nóng lên. Làm như vậy sau 1-2 tiếng sẽ thấy cổ dịu lại, bớt ngứa, bớt ho.

Khử mùi

Nhiều người dùng nước hoa xịt vào giày để khử mùi. Trên thực tế, dầu gió còn có tác dụng tốt hơn thế nhiều mà lại ít tốn kém.

Khi tháo giày cất vào tủ, tiện tay nhỏ 1 giọt dầu gió vào lót giày, để qua đêm là cách giúp bạn “hô biến” đôi giày hôi trở thành giày thơm mùi tinh dầu rất dễ chịu, mát mẻ.

Không những thế, giày có mùi tinh dầu gió có thể giúp bạn có một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi đi chúng cả ngày.