Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.
Các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư
Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao… sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “Cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Chế độ ăn tinh bột cho người bệnh ung thư
Tinh bột thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn. Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, vì có thể đem đến nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, ngoài ra cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung thêm nhiều chất phụ gia.
Chế độ ăn giàu chất đạm
Đạm có nhiều trong các loại thịt, giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các loại acid amin quan trọng. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần ăn các loại thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng giữa hai nhóm protein thực vật và động vật với nhau.
Chế độ ăn có chất béo
Chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.
Chế độ ăn rau quả
Rau củ quả thường cung cấp một lượng vitamin đáng kể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Việc thay đổi khẩu vị ăn uống trong thời gian điều trị bệnh là một điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, những loại thực phẩm như thịt thường mang lại cảm giác tanh hoặc đắng cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi chấm dứt quá trình điều trị, sự thay đổi khẩu vị của bệnh nhân sẽ tự biến mất.
Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân ung thư giảm tình trạng khó chịu khi ăn uống, bao gồm:
- Bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn
- Ăn nhiều các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, bưởi (trừ trường hợp bệnh nhân đang bị đau ở miệng hoặc họng).
- Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời cho người bệnh ăn những món khoái khẩu của họ, tuy nhiên nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
Những người đang thực hiện phương pháp xạ trị hoặc hóa trị ở các vùng như đầu và cổ có thể bị khô miệng do giảm tiết nước bọt. Điều này khiến cho tình trạng biếng ăn của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đối với những trường hợp này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Ăn các loại thức ăn chứa nhiều nước hoặc đồ ăn mềm, ví dụ như bún, phô mai, sữa, mỳ, miến, bột ngũ cốc.
- Tăng tiết nước bọt bằng cách ăn các loại quả có vị chua hoặc nhai kẹo cao su
- Uống nhiều nước
- Ăn đồ tráng miệng được ướp lạnh
- Súc miệng ít nhất 4 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Những bệnh nhân ung thư đang có các tổn thương ở vùng răng miệng nên tránh ăn các thực phẩm rắn, khó nhai nhuốt, và những loại thực phẩm có vị cay nồng, vì chúng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của sự tổn thương.
Nhiều bệnh nhân thực hiện biện pháp hoá trị có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa. Đối với trường hợp này, người bệnh nên ăn trước khi cơn đói xuất hiện, vì có thể khiến cho cảm giác buồn nôn trở nên mãnh liệt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều nước, uống nước theo từng ngụm nhỏ và sử dụng các loại thực phẩm dạng khô như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.
Bệnh nhân đang điều trị ung thư cần lưu ý uống đủ từ 8-12 cốc nước trong một ngày, chẳng hạn như nước ép hoa quả, sữa hoặc các thực phẩm chứa nhiều nước. Người bệnh nên uống nước thường xuyên trong ngày, không nên đợi đến khi cảm thấy khát nước mới uống, tuy nhiên nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều cafein.
VIENLIFE Glutathion – Hỗ trợ điều trị ung thư
Glutathione là chất chống oxy hóa siêu việt của cơ thể, được phát hiện bởi tiến sĩ Robert H. Keller và được xem là thành tựu nổi bật trong giới y học thế giới.
Glutathione là một nam châm có khả năng hút tất cả các chất độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Tất cả các chất độc hại sau khi được thu gom sẽ bị thải ra ngoài một lần nữa. Glutathione đồng thời cũng đóng vai trò là một lá chắn ngăn chặn sự gia tăng của các chất độc hại này được đưa vào cơ thể.
Glutathione hoạt động theo cơ chế thải độc kép giúp hỗ trợ điều trị các bệnh gan: viêm gan siêu vi, xơ gan,… bảo vệ và tái tạo tế bào gan. Đặc biệt bảo vệ gan và cơ thể trước những tổn thương của bức xạ ion hóa cho bệnh nhân xạ trị ung thư và sử dụng thuốc đặc trị.
Là sản phẩm của thương hiệu đến từ Châu Âu và do Công ty Cổ phần phát Triển Thương mại An Phúc phân phối độc quyền tại Việt Nam. Sản phẩm đạt mọi chứng nhận về an toàn và chất lượng nên được hàng triệu khách hàng ưu tiên lựa chọn.